Kỹ năng tư duy phản biện là gì? Kỹ năng này tác động đến trẻ ra sao ở hiện tại và tương lai? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết này.
kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng của giáo dục cũng như một kỹ năng sống quan trọng. Nếu không có khả năng về tư duy phản biện, trẻ em sẽ gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là khi chúng lớn hơn.
Kỹ năng tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện hay còn được biết đến là Critical Thinking là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết, giả định từ đó hình thành cách suy nghĩ, đưa ra quan điểm khi đứng trước vấn đề nào đó.
Nói cách khác kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng đưa ra quan điểm về một vấn đề và chứng minh rằng quan điểm đó là đúng, hợp lý có tính nhất quán và logic. Đồng thời phản bác những ý kiến trái ngược với quan điểm trên.
Trên thực tế, tư duy phản biện là một phần thiết yếu trong quá trình giải quyết vấn đề, ra quyết định và đặt mục tiêu. Nó cũng là cơ sở của giáo dục, đặc biệt là khi kết hợp với đọc hiểu. Hai kỹ năng này sẽ cho phép trẻ nắm vững và làm chủ thông tin mà chúng tiếp cận.
Lợi ích của kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng này sau đó sẽ giúp trẻ trưởng thành dễ dàng đối phó với những thách thức và trở ngại trong cuộc sống.
Tư duy phản biện dạy trẻ tính độc lập, chủ động, sáng tạo và khuyến khích sự tò mò trong chúng. Kỹ năng này thúc đẩy trẻ không ngừng phát triển bản thân mỗi ngày.
Con sẽ vượt qua khó khăn, thử thách một cách tự tin và nếu gặp thất bại cũng cũng sẽ tự vận động bản thân và vượt qua.
Rèn luyện cho trẻ tư duy phản biện
Bên cạnh việc chú trọng vào thể chất, kiến thức thì trang bị những kỹ năng quan trọng là việc mà hầu hết các bậc phụ huynh cần làm để đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành.
Trên thực tế, khi chúng ta dạy trẻ trở thành những người có tư duy phản biện, chúng ta cũng đang dạy chúng tính độc lập. Dưới đây là một số cách rèn luyện cho trẻ tư duy phản biện.
Trở thành tấm gương cho con
Người ta thường nói, ba mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu cho con cái. Trẻ em có xu hướng bắt chước và bị ảnh hưởng nhiều từ hành vi của ba mẹ chúng.
Vì thế các bậc phụ huynh cần làm gương cho con trẻ, thực hiện những hành động chuẩn mực để con quan sát, theo dõi và tập theo.
Chơi với con
Ba mẹ thường xuyên chơi với con từ khi con còn nhỏ sẽ tạo nền tảng cho tư duy phản biện và chiều sâu của các kỹ năng tư duy phản biện của trẻ. Tùy theo mỗi độ tuổi mà ba mẹ có thể tham gia chơi các trò chơi phù hợp như: láp ráp, chơi cờ,…
Việc dành thời gian cho con giúp con mở rộng lòng mình, dễ chia sẻ những thứ mà con thắc mắc. Ba mẹ cũng sẽ quan sát được hành vi và suy nghĩ của chúng.
Dạy con giải quyết vấn đề
Ba mẹ nên tạo ra những tình huống thực tiễn và yêu cầu con giải quyết những tình huống đó. Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ rất dễ bắt gặp những vấn đề từ dễ đến khó giải quyết. Việc quan trọng là ba mẹ hãy để con chủ động và độc lập trước những tình huống như thế, không nên giúp đỡ con quá sớm khi con còn chưa kịp động não để tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Khi con lớn hơn, hãy nói chuyện với chúng về cách giải quyết các vấn đề như bắt nạt và áp lực từ bạn bè. Hướng dẫn con cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội. Tất cả những tình huống này đòi hỏi tư duy phản biện từ phía con bạn.
Cổ vũ cho con đặt câu hỏi
Ba mẹ không nên tỏ thái độ khó chịu hay mất bình tĩnh khi con đưa ra quá nhiều câu hỏi. Chúng ta hãy khuyến khích con đặt câu hỏi và giải đáp ân cần, nhẹ nhàng.