Nếu bạn đang quan tâm đến cách phát triển tư duy giúp tăng sự tự tin của của trẻ em thì bài viết này dành cho bạn. Cùng lướt xuống và đọc tiếp nhé!
Các hoạt động giúp tư duy trẻ em phát triển không hề đơn giản để thực hiện. Bài viết dưới đây là một số cách giúp trẻ em mở mang đầu óc, phát triển nhiều ý tưởng. Từ đó có thể giúp trẻ tiếp thu những điều mới và đạt những thành tích tốt không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống thường ngày.
Tư duy phát triển là gì?
Nhà tâm lý học Carol Dweck đã làm cho ý tưởng về tư duy cố định và phát triển trở nên nổi tiếng với cuốn sách Tư duy: Tâm lý mới của thành công.
Thông qua nghiên cứu sâu rộng, bà nhận thấy rằng có hai lối tư duy hay cách suy nghĩ phổ biến hiện tại:
- Tư duy cố định: Những người có tư duy cố định cảm thấy rằng khả năng của họ là những gì họ đang có và không thể thay đổi. Ví dụ, một người có thể tin rằng họ kém môn toán, vì vậy họ sẽ không thử. Ngược lại, một người có thể cảm thấy rằng vì họ thông minh nên họ không cần phải làm việc vất vả. Trong cả hai trường hợp, khi một người thất bại trong việc gì đó, họ chỉ đơn giản là bỏ cuộc.
- Tư duy cầu tiến: Những người có tư duy này tin rằng họ luôn có thể học hỏi những điều mới nếu họ nỗ lực đủ. Thay vào đó, họ chấp nhận những sai lầm của mình, học hỏi từ chúng và thử những ý tưởng mới.
Dweck nhận thấy rằng những người thành công là những người có tư duy cầu tiến. Mặc dù tất cả chúng ta đôi khi xen kẽ giữa tư duy cố định và tư duy cầu tiến, nhưng việc tập trung vào cách suy nghĩ và hành vi hướng đến sự phát triển sẽ giúp mọi người thích nghi và thay đổi khi cần thiết. Thay vì nghĩ “Tôi không thể làm điều này,” những người này nói, “Tôi chưa thể làm điều này.”
Tư duy phát triển là chìa khóa giúp mở cánh cổng thành công cho người học. Họ phải cởi mở với những ý tưởng và quy trình mới và tin rằng họ có thể học bất cứ điều gì nếu có đủ nỗ lực. Dạy trẻ em biến tư duy này thành suy nghĩ mặc định với các hoạt động trong đời sống hằng ngày.
15 hoạt động phát triển tư duy giúp tăng sự tự tin của trẻ em
1. Đọc sách về tư duy phát triển
Không chỉ trẻ con mới cần đọc cuốn sách này mà người lớn ta cũng có thể xem qua. Những cuốn sách này rất phù hợp cho những giờ kể chuyện cho trẻ nghe cũng như trẻ tự đọc nhằm mở rộng thế giới quan cũng như tư duy của trẻ. Thực tế, sách tranh có thể khơi gợi các cuộc trò chuyện thú vị trong thế giới của trẻ con.
2. Gấp chú chim cánh cụt bằng giấy origami
Đây là một cách vô cùng tuyệt vời để phát triển ý tưởng, nâng cao tư duy của trẻ. Bằng cách yêu cầu trẻ gấp một con chim cánh cụt bằng giấy origami mà không hướng dẫn gì cả.
Điều đó sẽ khơi gợi khả năng sáng tạo cũng như hình dung của trẻ. Các bậc cha mẹ cũng đừng ngại khi con mình không làm được, hãy giúp đỡ và cho trẻ cơ hội. Điều tất yếu của việc làm này là tinh thần sẵn sàng đề học và cởi mở để thử những điều mới.
Hoạt động như gấp giấy giúp khơi dậy tính sáng tạo của trẻ.
3. So sánh tư duy cố định và tư duy phát triển
Cho học sinh xem qua các kết quả trong cuộc sống về tư duy cố định cũng như tư duy phát triển. Nếu trẻ thường sử dụng từ tư duy cố định thì hãy yêu cầu con hãy trình bày lại theo tư duy phát triển.
4. Thay đổi tư ngôn ngữ và tư duy giao tiếp
Những ngôn ngữ ta nói với chính mình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng như những nỗ lực mà ta thực hiện. Hãy đưa cho trẻ những tờ giấy ghi chú và yêu cầu chúng thực hiện tư duy phát triển thay bằng tư duy cố định.
5. Gấp đồ chơi “Đông – Tây – Nam – Bắc”
Hầu hết mọi trẻ em rất thích trò chơi dân gian này. Bạn hãy hướng dẫn trẻ gấp mô hình này cũng như cách thức chơi. Trò chơi này hướng đến sự chủ động, sáng tạo của trẻ khi tự mình tạo ra trò này.
Trẻ có thể sáng tạo nội dung liên quan đến kiến thức mình đang học và sau đó tương tác với bạn bè, chơi theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác của học sinh.
6. Khám phá tính dẻo dai thần kinh
Bộ não của mỗi người sẽ liên tục phát triển và thay đổi trong suốt cuộc đời. Trên thực tế, bộ não sẽ trở nên nhanh nhạy hơn nếu như ta sử dụng nó một cách thường xuyên.
Và khoa học đã chứng minh được điều này và đã giải thích lý do tại sao những người thường vận dụng não bộ thì tự tin cũng như nhanh nhẹn hơn người bình thường.
7. Làm việc cùng nhau khi chơi trò chơi mạo hiểm
Làm việc cùng nhau khi chơi trò chơi mạo hiểm khuyến khích học sinh tìm ra ý tưởng mới và làm việc cùng nhau để tìm ra câu trả lời. Nếu bạn muốn phát triển tư duy tốt thì tham gia chơi trò chơi mạo hiểm cũng là một lựa chọn.
8. Biến sai lầm thành cơ hội
Bạn nên dạy cho trẻ học được rằng phạm sai lầm là điều bình thường, là một phần quan trọng trong tư duy định hướng phát triển. Giúp trẻ em nhận ra sai lầm của mình và biến nó thành cơ hội là một điều vô cùng thú vị cũng như kích thích trí não phát triển.
9. Nâng cao tư duy phát triển
Việc nâng cao tư duy phát triển này khuyến khích trẻ em nghĩ về những điều mà chúng có thể làm và những điều chúng chưa làm được. Nó tạo ra mối liên hệ giữa việc tập luyện để tăng cường sức khỏe đi kèm với sự phát triển não bộ của bạn.
10. Luôn ghi nhớ lời bài hát “Mọi người đều mắc sai lầm”
Đây là một tác phẩm vô cùng kinh điển của Sesame Street ditty, giai điệu của bài hát này nhắc nhở rằng mỗi chúng ta đều mắc sai lầm. Điều quan trọng là bạn đừng bỏ cuộc mà hãy tiếp tục cố gắng.
11. Phân tích lỗi của bạn
Mỗi người chúng ta đều có sai lầm, nhưng chúng ta phải biết học hỏi mỗi khi trải qua sai lầm. Khi trẻ con làm không đúng hay không thể làm điều đó mà chúng cần làm, hãy khuyến khích chúng nhìn lại lỗi lầm của mình. Suy ngẫm về những điều đã xảy ra và sử dụng kiến thức đó để thử lại.
12. Tạo khẩu hiệu cho lớp
Chia học sinh thành các nhóm nhỏ và cho trẻ tự chọn khẩu hiệu của nhóm mình, điều đó sẽ phần nào phản ánh được tư duy cũng như lối suy nghĩ của trẻ. Sau đó, hãy tập hợp mọi người lại với nhau để xem xét các lựa chọn và lựa chọn cái tốt nhất, chọn làm khẩu hiệu chung để truyền cảm hứng cho mọi người.
13. Phát triển ưu điểm của mình
Điều quan trọng của tư duy cầu tiến là tôn vinh những nỗ lực cũng như là ưu điểm của chính mình. Chúng ta hãy khuyến khích trẻ em nhận ra được điểm nào là ưu điểm của chính mình và biết cách đặt mục tiêu cho để có thể đạt được những điều mình muốn thực hiện.
Khuyến khích ưu điểm giúp trẻ có động lực cho mục tiêu tiếp theo.
14. Tô màu một số trích dẫn truyền cảm hứng
Tô màu là một hoạt động giúp tĩnh tâm, suy ngẫm đối với nhiều người. Đưa cho trẻ em một số trang này để trang trí hoặc khuyến khích chúng minh họa những câu trích dẫn đầy cảm hứng theo bất kỳ cách nào chúng thích. Điều đó sẽ giúp tư duy của trẻ trở nên phát triển hơn nhiều.
15. Hãy để gia đình truyền cảm hứng cho con cái họ
Đây được coi là một ý tưởng vô cùng tuyệt vời để giúp trẻ con phát triển tư duy một cách hoàn thiện nhất. Bởi gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cũng như có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của trẻ nhất là trong thời điểm phát triển trí não.
Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho con phát triển toàn diện
Khuyến khích gia đình truyền cảm hứng cho con cái họ chính là tạo nên sự khác biệt rõ nét trong tư duy của trẻ nhất.
Xem thêm: