Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con phát triển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ. Cùng tìm hiểu 3 bí quyết nuôi con phát triển toàn diện, thành tài.
3 bí quyết nuôi con phát triển toàn diện, thành tài
Giáo dục từ gia đình là điều kiện đầu tiên trong việc nuôi dạy con phát triển toàn diện, thành tài. Những người cha, người mẹ tốt sẽ tác động đến việc xây dựng một đứa trẻ thành người mẫu mực, trí tuệ. Và ngược lại, dạy con theo cách thức tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến con.
Không nổi giận và quát mắng
Nhiều bậc phụ huynh không kiềm chế được cảm xúc, khi con làm sai, phạm lỗi thường nổi giận và quát mắng. Điều này lâu dần trở thành nỗi sợ của con, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin trong con.
Thói quen dễ nổi nóng cũng ảnh hưởng đến tính cách sau này của con. Khi con lớn hơn, con dễ trở nên nóng giận khi tranh cãi, khó chịu.
Kiềm chế cảm xúc khi dạy dỗ con là điều nên làm. Điều này giúp EQ của trẻ nhỏ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
Không bao bọc, nuông chiều quá mức
Nhiều phụ huynh Việt luôn lo sợ con bị bắt nạt, sợ con gặp khó khăn, sợ con bị đau… Tuy nhiên việc quá bao bọc con sẽ khiến con trở nên dựa dẫm, ỷ lại.
Nuông chiều quá mức, luôn đáp ứng những nhu cầu không cần thiết của con, thuyết phục con bằng đồ chơi, kẹo bánh… tạo nên thói quen xấu cho con. Sau này, dù đã lớn, các con vẫn là “những đứa trẻ khổng lồ” mè nheo, không thể mạnh mẽ, vững vàng.
Hãy để con trưởng thành, bị té biết đứng dậy, không đáp ứng những nhu cầu thiếu thiết thực của chúng. Như vậy, con sẽ không dựa dẫm vào cha mẹ, biết chủ động trước những khó khăn của mình.
Không can thiệp vào quyết định của con
Sợ con quyết định sai lầm, hay đơn giản là muốn kiểm soát con của mình, nhiều phụ huynh can thiệp quá sâu vào nhiều quyết định của con.
Nhiều người muốn kiểm soát đến thời gian sinh hoạt, bạn bè của con, thậm chí là áo quần, việc ăn uống của con… Điều này vô tình tạo nên những xiềng xích vô hình, khiến con đánh mất chính mình, không có tiếng nói, dễ trở nên dè dặt, tự tin…
Từ khi trẻ lên mẫu giáo, cha mẹ nên bắt đầu để con cái hình thành những suy nghĩ tự chủ, để con tự quyết định một số việc trong khả năng của mình. Có như vậy, khi lớn lên trẻ sẽ quyết đoán và tự giác hơn. Sau này khi rời xa cha mẹ và bước ra xã hội, chúng sẽ có trách nhiệm và chính kiến của riêng mình.