Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 tuổi

Những tổ chức uy tín bậc nhất trên thế giới về giáo dục như NAEYC (National Association for the Education of Young Children), CEI (Childhood Education International) hay trường Đại học Stanford, đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu về cách con người học tập và phát triển từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh cho đến khi hoàn toàn trưởng thành. Tất cả các nghiên cứu đều thống nhất rằng độ tuổi “Vàng” để con người học tập chính là độ tuổi từ 0-6 tuổi.

Trong giáo dục, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu gọi đây là độ tuổi “Vàng” vì khả năng tiếp nhận, thay đổi, thích nghi và phát triển của não bộ ở độ tuổi này nhiều và hiệu quả gấp 19 lần so với thời gian còn lại. Cụ thể là sự phát triển của não chúng ta sẽ hoàn thành đến 80% khi ta được 3 tuổi, 95% khi ta lên 6 và 5% còn lại khi ta ở độ tuổi 25.

Nhiều người tưởng rằng ở độ tuổi 0-3 tuổi trẻ con không biết gì ngoài ăn và ngủ. Thực chất ra, những năm đó chính là thời điểm đặt nền móng về nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho những năm về sau. Những gì ta biết được, học được và làm được ở những năm đầu đời sẽ góp phần quyết định những gì ta có được sau này.

Trẻ sơ sinh khi sinh ra đã sẵn sàng để học với khả năng hình thành hơn một triệu kết nối thần kinh mỗi giây. Tác động của những năm đầu đời rất quan trọng vì sự phát triển của não bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì xảy ra trong môi trường và sự tương tác của trẻ với những người xung quanh.

Thị giác, thính giác và vị giác là 3 giác quan phát triển đầu tiên, trong đó, những gì trẻ được tiếp cận và tiếp nhận qua thị giác và thính giác sẽ đặt nền móng cho sự phát triển về khả năng ngôn ngữ của trẻ càng về sau. Khi sớm được trải nghiệm những sự tương tác, giáo dục có chủ đích, trẻ sẽ tận dụng và hình thành được các kiến thức nền tảng về ngôn ngữ (từ vựng) và nhận thức về âm thanh (phát âm), từ đó phát triển ngôn ngữ sớm và hiệu quả hơn những trẻ em đồng trang lứa khác.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em được giáo dục sớm có nhiều khả năng được trang bị các kỹ năng xã hội, nhận thức, cảm xúc và ngôn ngữ giúp cho việc tiếp tục học tập hiệu quả và vượt trội hơn. Hơn thế nữa, mức độ thành công trong học tập, công việc và kỹ năng xã hội sau này có mối tương quan rất lớn với việc được giáo dục từ sớm.

Ở những năm đầu đời, thị giác và thính giác là 2 trong 3 giác quan phát triển đầu tiên, cũng vì vậy, mọi thông tin, mọi sự trải nghiệm của trẻ đều phụ thuộc vào 2 giác quan này, khiến chúng vô cùng nhạy bén. Nếu mọi sự tương tác xảy ra tận dụng tốt và có chủ đích 2 giác quan này, trẻ sẽ được rèn luyện và phát triển rất sớm những nhận thức về cảm xúc của bản thân và của những người xung quanh (biểu cảm, hành vi khi có cảm xúc buồn, vui hoặc tức giận) cũng như các kỹ năng xã hội (cách phản ứng khi bản thân hoặc đối phương buồn, vui hoặc tức giận). 

Ngoài việc hình thành các nhận biết, hiểu biết về cảm xúc của con người, cách ứng xử trước những cảm xúc đó, thông qua việc quan sát cách người lớn ứng xử, trẻ học được, rèn luyện được, áp dụng được và từ đó biết cách quản lý hiệu quả cảm xúc và hành vi của bản thân

Đây là chìa khóa cho sự thành công trong giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ và xử lý các tình huống xã hội ở những quãng thời gian sau này khi sự tương tác của trẻ được mở rộng đến nhiều đối tượng hơn (khi đi học, đi làm: bạn học, thầy cô, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng…).

Ở độ tuổi vàng, trẻ tiếp nhận và xây dựng lượng kiến thức nhiều gấp 4-5 lần so với những năm về sau, đặc biệt ở độ tuổi nhỏ, trẻ cảm thấy thích thú với sự lặp lại của các hoạt động vì điều này đem lại cảm giác an toàn và giúp trẻ dự đoán được “tương lai”. 

Khi ta tận dụng được điều này và khiến mọi sự tương tác của trẻ đều có chủ đích giáo dục từ sớm, ta tận dụng được độ tuổi vàng để xây dựng kiến thức và kỹ năng cho trẻ nhiều gấp 4-5 lần, ta kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá và ham học hỏi ở trẻ. Sự lập lại thường xuyên của các hoạt động học tập giúp trẻ hình thành nề nếp và các thói quen học tập. Từ đó, từ rất sớm, ta giúp trẻ biết cách học tập một cách khoa học (có chủ đích cho mọi việc mình làm, suy nghĩ và dự đoán kết quả/việc xảy ra tiếp theo).

Việc đầu tư vào tập cho trẻ các kỹ năng vận động tinh, vận động thô từ sớm (lưỡi, miệng để phát ra âm thanh có ý đồ, điều khiển đầu, cổ, tay chân để thăng bằng, di chuyển và tương tác với các đồ vật khác) giúp trẻ phát triển thể chất, thể lực sớm hơn, mở rộng cơ hội tương tác với nhiều thứ trong môi trường của trẻ hơn và cũng từ đó nâng cao sự tự tin và khao khát khám phá, học hỏi và thử thách của trẻ.

5. Tăng chỉ số hạnh phúc:

Một em bé được giáo dục từ sớm sẽ phát triển mạnh mẽ khả năng giao tiếp (biết truyền đạt nhu cầu và mong muốn của mình), kỹ năng cảm xúc và xã hội (quản lý được cảm xúc, biết cách phản hồi trước phản ứng của người khác), đam mê học tập, khám phá và được liên tục đáp ứng sự đam mê đó, càng ngày càng mở rộng sự chủ động và tương tác của bản thân với thế giới xung quanh, khiến cho cơ hội học tập, trải nghiệm càng nhiều, sự tự tin và trí tò mò càng lớn sẽ là một em bé rất hạnh phúc vì không chỉ những nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ nghỉ của con được đáp ứng mà cả những mong muốn phát triển bản thân cũng được thỏa mãn.

Reference:

Barnett, W. S. (1995): Long-term effects of early childhood programs on cognitive and school outcomes

Blackman, J. A. (2002): Early intervention – A global perspective

Alakeson, A. (2004):  A 2020 vision for early years:  extending choice improving life chances

Barnett, W. S., & Belfield, C. R. (2006):  Early childhood development and social mobility

Burger, K. (2013): Early Childhood Care and Education and Equality of Opportunity

Ở mỗi độ tuổi, vì đặc thù về tâm lý, tư duy và thể chất của trẻ sẽ khác nhau nên cách tiếp cận và giáo dục sẽ khác nhau:

Các bậc cha mẹ mới có thể nghiên cứu nội dung giáo dục sớm như trên, tự phát triển ra những giáo án giáo dục phù hợp với con mình, và dành thời gian dạy con hàng ngày, nỗ lực này sẽ dần dần mang lại kết quả nhìn thấy được. Bản thân cha mẹ, trong quá trình thực hành sẽ thu thập được thêm kinh nghiệm, và khám phá ra vô số điều hay về giáo dục và về chính con mình

Một giải pháp khác là có thể liên hệ và đăng ký chương trình trình giáo dục sớm uy tín, như Việt Anh Homeschooling với chi phí vừa phải. Trong quá trình giáo viên thực hiện việc dạy con, cha mẹ cũng có thể phối hợp và phát triển thêm kỹ năng của mình

Việc đầu tư vào giáo dục sớm để mỗi em bé có thể phát triển và hạnh phúc hơn không chỉ là mong ước của tác giả, mà còn là mong ước không thể nói ra của tất cả các em bé

Bài viết liên quan