5 sai lầm phổ biến của cha mẹ 

Mọi bậc cha mẹ đều yêu thương con vô điều kiện, nhưng tình yêu không đồng nghĩa với sự hiểu biết. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục sớm là rất mới với mọi người. Vì vậy, không hiếm những gia đình mắc phải một số sai lầm phổ biến trong lúc nuôi dạy con nhỏ.

Cân nặng và chiều cao là những chỉ số quan trọng và rõ ràng nhất cho sự phát triển về thể chất của trẻ, cũng vì vậy nên nó thường được các ông bà, cha mẹ tập trung vào rất nhiều. Các gia đình không chỉ tập trung vào những con số này để làm tín hiệu cho sự lớn lên mỗi ngày của con mà còn đem nó ra để làm thước đo cho cả sự thành công trong việc nuôi con của mình. 

Áp lực của sự đánh giá này khiến các bậc ông bà, cha mẹ phải liên tục nhồi nhét vào trẻ các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng với kỳ vọng rằng chúng không những phải phát triển mà còn phải to lớn hơn những đứa trẻ khác, và quên mất đi việc cân nhắc rằng thể trạng và nhu cầu ăn uống của trẻ sẽ khác nhau.

WHO (World Health Organization), InformedHealth.org đã thống kê cân nặng và chiều cao trung bình toàn cầu ở các độ tuổi và công bố rằng thời điểm mà chúng ta phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất về thể chất là từ 8 đến 15 tuổi, trong khi đó độ tuổi mà não bộ chúng ta phát triển và tiếp thu thông tin tốt nhất là từ 0 đến 6 tuổi. Điều này cho thấy cách một số gia đình nuôi dạy con đang đi ngược lại với nhu cầu phát triển của trẻ 

Hãy thử tưởng tượng nếu có một ngày bạn không thể hiểu được những gì người khác nói với bạn, bạn cũng không thể nói để cho họ hiểu. Bạn nhận thấy rằng họ cũng không cố gắng, không quan tâm để hiểu những gì bạn muốn truyền đạt và tự quyết định hết cho bạn những điều bạn cần và muốn. 

Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn sẽ cảm thấy tức giận và bất lực chứ? Đó là những gì trẻ nhỏ đang phải chịu đựng vì ông bà, ba mẹ ngộ nhận rằng chúng còn quá bé để biết bản thân muốn gì, quá nhỏ để có thể giao tiếp với mình những điều chúng muốn.

Theo bản năng, trẻ em khi sinh ra sẽ biết khóc trước rồi mới biết cười. Chúng không cần ai dạy hết mà tự biết là khi mình đói, mình mệt hay khó chịu ở trong người thì cần phải khóc thét lên để ra hiệu cho người lớn biết, nhưng chúng lại cần được dạy và rèn luyện rất nhiều mới biết nói, biết cười. Nếu chúng ta phớt lờ trẻ, không dành thời gian để tương tác, giao tiếp với chúng vì nghĩ rằng chúng không hiểu gì hết. Nếu chúng ta không dạy trẻ cách giao tiếp hiệu quả, thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình lúc nhỏ trước tiên qua hành động và biểu cảm, lớn hơn thì qua lời nói và cử chỉ, đứa trẻ sẽ bị phụ thuộc vào bản năng của mình và chỉ truyền đạt mọi thông tin bằng tiếng khóc, đứa trẻ cũng sẽ sớm nhận ra việc gào khóc là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để có được điều mình muốn. 

Điều này sẽ vô tình trì hoãn hoặc trở thành rào cản trong việc phát triển khả năng quản lý cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ về sau, biến đứa trẻ thành một người nóng tính và tiêu cực. Nó cũng có thể khiến đứa trẻ về sau luôn tìm kiếm con đường dễ, con đường tắt để đạt được điều mình mong muốn hoặc từ bỏ.

Nhiều người lớn nghĩ rằng, muốn con học tiếng Anh, 1 bài học hay 1 bài hát thì chỉ cần cho con xem TV với những hình ảnh sống động nhiều màu sắc, nhiều âm thanh là được. Họ ngộ nhận rằng sự chăm chú khi nhìn vào màn hình TV của con là sự tập trung tiếp nhận thông tin và qua đó con sẽ có thể học được, hiểu được những gì cái TV đang truyền tải. Sự thật là những gì đứa trẻ tiếp nhận mỗi khi xem các chương trình trên TV có rất nhiều màu sắc và âm thanh sẽ giống như khi chúng ta xem pháo hoa vào một ngày bình thường, nó rất đẹp, rất lạ nhưng hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả. 

Ngoài việc cho trẻ xem những kênh hoạt hình, ca nhạc trên TV không giúp con kết nối những gì mình nghe, thấy với ý nghĩa của chúng, sự đa dạng về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của các nội dung sẽ khiến cho nhu cầu thay đổi của con tăng dần nếu tiếp cận với màn hình TV thường xuyên. Con sẽ mất đi khả năng tập trung, sẽ không thể ngồi yên để học hoặc làm gì, con sẽ cần phải được thay đổi hoạt động, thay đổi hình ảnh và nội dung liên tục và không thể hoàn thành bất kỳ thử thách nào dài hơn thời gian trung bình của 1 bài hát con xem trên TV.

Khi trẻ nhỏ, có rất nhiều những thứ bình thường nhưng lại là mối đe dọa, nguy hiểm cho con, việc cẩn thận và đảm bảo an toàn cho con là điều cần thiết. Tuy nhiên, ta cần cẩn thận và cân bằng để những gì ta làm chỉ dừng ở bảo vệ con khỏi những nguy hiểm thật sự chứ không tước đoạt đi cơ hội trải nghiệm, khám phá và học tập của con. 

Một điều đơn giản là, nếu con không bao giờ ngã thì làm sao con biết khi ngã sẽ đau, làm sao con biết làm sao để đứng dậy, nếu mỗi khi con ngã đều là do cái bàn, cái ghế chứ không phải sự bất cẩn của con, thì làm sao con rút kinh nghiệm, làm sao con điều chỉnh được hành vi của mình. Việc học tập từ những sai lầm, những thương đau là cách hiệu quả nhất để con học về nguyên nhân và hậu quả, cũng ra cách tốt để rèn luyện cho con khả năng tự học và tinh thần vượt khó.

Có nhiều gia đình không mấy chú trọng việc học tập và phát triển của trẻ ở độ tuổi nhỏ, nhưng ngày nay, càng ngày càng có nhiều gia đình quan tâm và đầu tư việc giáo dục con từ sớm. Việc biết tận dụng độ tuổi vàng và đầu tư vào dạy dỗ trẻ từ sớm là điều tuyệt vời nhất cha mẹ có thể dành cho con. 

Tuy nhiên, sự đầu tư này cần được thực hiện một cách khoa học và bởi các chuyên gia, vì nó cần được thực hiện đúng phương pháp, nội dung, thời lượng và thời điểm để phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Nếu quá tham lam và cố gắng nhồi nhét quá nhiều nội dung và hoạt động cho con, và tệ hơn nữa là làm điều này không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ khiến trẻ bị rối loạn thông tin và căng thẳng, biến các trải nghiệm học tập đầu đời của con đáng nhẽ phải là những trải nghiệm thú vị, tuyệt vời thành nỗi ám ảnh lâu dài.

Tin vui là, dù phổ biến nhưng những sai lầm này luôn có thể được sửa chữa, mọi bậc cha mẹ đều có thể tìm hiểu thêm về giáo dục sớm tại đây, hoặc chương trình Homeschooling giáo dục sớm tại nhà đang giúp hàng trăm em bé trở nên thông minh và hạnh phúc 

Bài viết liên quan