Dạy con tiết kiệm giúp con không hình thành thói quen phung phí. Và khi dạy con đúng cách, cũng sẽ không khiến con trở thành một người ích kỷ.
Hãy hiểu rằng tiết kiệm khác hẳn với ích kỷ
Dạy con học cách tiết kiệm là các bậc cha mẹ đang định hình tính cách trong con. Một người biết tiết kiệm là người biết sử dụng vật chất đủ và đúng mục đích. Họ không tiêu xài hoang phí và biết dùng khoản tiết kiệm đúng lúc.
Đây chính là một đức tính tốt sẽ giúp con hoàn thiện bản thân mình khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không áp dụng cách dạy đúng cách có thể khiến trẻ hình thành thói quen ích kỷ.
Đầu tiên trong việc hướng dẫn con hình thành thói quen tiết kiệm cần để ý ở chúng những đặc điểm như sau:
Chẳng bao giờ cho người khác thứ gì
Trẻ con khi không biết chia sẻ với mọi người sẽ dần trở nên ích kỷ và khép kín. Khi con có nhiều kẹo hay bánh, con không biết cho các em, bạn bè thậm chí ba mẹ của chúng.
Nhiều người lớn nghĩ đó chỉ là tính cách trẻ con, hoặc xem vấn đề rất đơn giản. Tuy nhiên, những việc nhỏ theo thời gian dài sẽ tích tụ thành thói quen xấu, khó sửa.
Cha mẹ nên khuyên răn và giáo dục con, yêu cầu các con chia sẻ và giải thích vấn đề cho chúng hiểu.
Thích lấy đồ của người khác
Trong giai đoạn trẻ cần cha mẹ dạy dỗ nghiêm khắc về các quy tắc, nếu không được giáo dục đúng đắn, trẻ sẽ rất dễ coi thường.
Thói quen tranh giành, lấy đồ của các bạn hay mọi người khi chưa được sự đồng ý… Những hành vi khiến trẻ trở nên tham lam, sẽ khiến tính cách của chúng trở nên tệ và khó khuyên bảo khi chúng lớn hơn.
Hay tận dụng những thứ nhỏ nhặt
Con hay xin xỏ, lượm nhặt những thứ rất nhỏ của người khác như: cục tẩy, cây viết chì… để làm đồ của mình. Thế nhưng, nếu điều này lặp lại quá thường xuyên, nó sẽ tạo thói quen xấu, chẳng có ai thích một người như vậy cả.
Bí quyết dạy con tiết kiệm
Tập thói quen tiết kiệm: Hãy dạy con cách tiết kiệm tiền bạc, những thứ cần dùng đến tiền như: điện, nước… Chẳng hạn như: cho con bỏ ống heo, yêu cầu con tắt điện khi ra khỏi phòng… Điều này dạy trẻ hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc tiết kiệm, đồng thời cũng rèn luyện cho trẻ đức tính kiên nhẫn.
Không phô trương với con: Nếu cha mẹ phô trương nhiều thế mạnh vật chất của gia đình sẽ khiến trẻ dần dần hình thành tính cách ỷ lại, có chỗ dựa khiến chúng tiêu xài hoang phí và không suy nghĩ gì. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai nếu như một ngày gia đình rơi vào khó khăn, trẻ sẽ cảm thấy túng thiếu, khó khăn.
Cho phép con sai lầm: Ví dụ, con bạn có thể tiêu quá nhiều tiền cho một món đồ không cần thiết. Mặc dù có thể dễ dàng hướng con khỏi sai lầm này, nhưng đôi khi tốt hơn hết bạn nên ngồi lại và để nó xảy ra. Nó sẽ dạy cho con bạn biết rằng chúng nên quan tâm đến tiền của mình hơn là tiêu tiền vào những thứ mà chúng không cần đến.