Trong quá trình phát triển, con không thể tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Vậy khi con phạm lỗi, cha mẹ cần làm gì để con sửa đổi, cải thiện hơn?
Trong quá trình trưởng thành, con không thể tránh khỏi sai lầm
Đa số các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình hoàn hảo. Ngoài việc học giỏi, con phải biết ứng xử đúng mực, phải vâng lời, phải ngoan ngoãn,…
Tuy nhiên, không ai sinh ra là toàn diện. Thậm chí, khi đã là người lớn đôi khi chúng ta cũng mắc sai lầm. Vì thế, các con sẽ phải gây ra lỗi lầm trong cuộc sống hằng ngày. Cha mẹ nên tìm cách cư xử khi trẻ phạm lỗi để con thông minh, tự tin hơn.
5 cách ứng xử khi trẻ phạm lỗi để con thông minh, tự tin hơn
1/ Tập trung vào hành vi, ứng xử của con
Khen ngợi hành vi cụ thể sẽ tốt hơn khen ngợi tất cả về con. Đó là sự khác biệt giữa việc nói “Con thật là một đứa trẻ ngoan!” và “Con đã rất tuyệt vời khi đặt đồ chơi gọn gàng vào hộp!”.
Tương tự, việc chỉ trích hành vi cụ thể của con cũng hữu ích hơn thay vì nói chung chung về con. Ví dụ, phụ huynh nên nói “Con ăn vạ như vậy là điều mẹ không hài lòng” thay vì “Con là một đứa trẻ hư”.
Khi tập trung vào một hành vi cụ thể của con. Con dễ dàng hiểu được con đang sai ở đâu, con phải khắc phục ở đâu.
2/ Tạo cảm giác tội lỗi thay vì cảm giác xấu hổ cho con
Giáo sư tâm lý học Adam Grant cho biết tạo cảm giác tội lỗi cho trẻ sẽ tốt hơn là khiến con cảm thấy xấu hổ. Chuyên gia này lập luận cảm giác xấu hổ không có hiệu quả với những việc gây hậu quả. Trong khi đó, cảm giác tội lỗi, khi được áp dụng thích hợp, có thể là động lực mạnh mẽ để trẻ sửa đổi.
Khi con cảm thấy tội lỗi vì hành vi của mình. Con sẽ biết ăn năn, hối hận hơn, đồng cảm với những đồ vật, người mà chúng phạm lỗi,…
3/ Giúp trẻ xây dựng giá trị bản thân từ sớm
Nhiều chuyên gia khuyến nghị rằng, cha mẹ nên khuyên dạy con biết giúp đỡ ngay khi bắt đầu học mẫu giáo. Hãy để trẻ tham gia vào các công việc nhà đơn giản, để trẻ biết chia sẻ, yêu thương cha mẹ hơn.
Luôn tìm hiểu xem con đã biết giúp đỡ và có duy trì nó hay không, bằng cách đặt câu hỏi: “Con có chia đồ chơi cho bạn không?”, “Con đã dọn đồ chơi giúp mẹ chưa?”, “Con đã đem bánh cho bà chưa?”,…
Điều này cần được áp dụng khi các bé còn nhỏ. Vì khi con lớn hơn, con dễ trở nên vô tâm, ít nghe lời và không quen với việc giúp đỡ người khó khăn.
4/ Cùng con mở lòng
Đây là bí quyết nuôi dạy con từ tiến sĩ Markus Paulus, giáo sư tâm lý học phát triển tại ĐH Ludwig Maximilian ở Munich, Đức.
Chuyên gia này khuyên phụ huynh nên có những cuộc trò chuyện cởi mở và cùng con thực hiện các hoạt động khám phá cảm xúc. Con cảm thấy thế nào khi bị mắng, khi em gái bị mắng? Khi con la hét con thấy như thế nào?…
Mục đích của việc này giúp con trau dồi được cảm xúc, mở lòng nhiều hơn. Con dễ dàng biết cảm thông, chia sẻ về mọi thứ hơn với cha mẹ.
5/ Không hối lộ cho con
Đây là trường hợp của nhiều cha mẹ Việt. Khi con mè nheo, phạm lỗi,… lại dùng hình thức “hối lộ” để con biết nhận lỗi. Nhưng thực tế, cách này sẽ phản tác dụng.
Thói quen mè nheo, giận dỗi của con sẽ theo con suốt đời. Để con trở thành người tốt không phải là thứ có thể thay thế bằng đồ chơi hay đồ ăn vặt. Cha mẹ cần phải tác động đến những tầng cảm xúc và bản lĩnh của con để con dám nhận lỗi.
Rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ ngay từ bậc học mầm non
Ở độ tuổi mầm non, trẻ bắt đầu hình thành những thói quen sống. Chính những thói quen này sẽ là nền tảng để định hình tương lai của mỗi đứa trẻ. Chính vì thế, phụ huynh nên rèn cho con những thói quen tốt ngay từ những năm tháng đầu đời.
Trường mầm non chính là một trong những môi trường có ảnh hưởng lớn đến thói quen của trẻ. Tại Trường mầm non Việt Anh, phương pháp học tập chủ động được áp dụng để học sinh hình thành lối sống chủ động, có kế hoạch ngay từ nhỏ.
Bên cạnh đó, nhà trường còn áp dụng chương trình Leader In Me được xây dựng và phát triển bởi tổ chức Franklin Covey. Nhờ đó, học sinh được học và áp dụng 7 thói quen hiệu quả trong cuộc sống, làm nền tảng để xây dựng những giá trị tốt đẹp trong suốt cuộc đời.
>> 5 Lợi Ích Khi Cho Trẻ Học Tiếng Anh Ngay Từ Độ Tuổi Mầm Non