Làm thế nào để con giảm bớt thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và tạo niềm vui thích đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ? Hãy cùng tìm hiểu một số mẹo hữu ích trong bài viết.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, sự áp đảo của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi, … việc đọc sách đang dần trôi vào quên lãng. Vậy làm thế nào để khơi dậy niềm yêu thích và rèn cho trẻ thói quen đọc sách?
Tại sao nên khuyến khích trẻ đọc sách từ nhỏ?
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.
-Rene Descartes-
Sách là kết tinh những kiến thức và kinh nghiệm quý giá của nhân loại. Và bằng cách đọc sách, chúng ta có thể học hỏi được nhiều kiến thức thú vị và hữu ích trong cuộc sống.
Đặc biệt đối với trẻ em, việc tạo cho trẻ sự yêu thích với sách ngay từ bậc học mầm non mang đến rất nhiều lợi ích:
- Kích thích và rèn luyện hoạt động trí não
- Cải thiện trí nhớ và sự tập trung của trẻ
- Mở rộng vốn từ và sự hiểu biết của trẻ
- Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Làm thế nào để trẻ thích đọc sách mỗi ngày?
Bắt đầu từ những cuốn sách dễ đọc
Ở độ tuổi nhỏ như mầm non, chọn sách phù hợp cho trẻ việc rất quan trọng. Ở độ tuổi này, do trẻ chưa biết đọc chữ, nên truyện tranh là loại sách phù hợp nhất. Nên chọn những sách có hình ảnh đẹp, minh họa sinh động và đơn giản, dễ hiểu.
Tạo thói quen cùng con đọc sách mỗi ngày
Một trong những cách hiệu quả để rèn thói quen đọc sách chính là có sự tham gia của phụ huynh. Ba mẹ có thể lựa chọn một khoảng thời gian cố định trong ngày để cùng con đọc sách. Trong quá trình đó, có thể giải thích cho con những chỗ chưa hiểu hoặc đặt thêm các câu hỏi gợi mở để con tìm câu trả lời.
Truyền cảm hứng đọc sách thông qua vẽ tranh và tô màu
Để hứng thú xem đọc truyện tranh thì các bé phải hiểu tranh nói điều gì. Và để hiểu được thì vẽ tranh với ý tưởng của riêng mình là một cách rất hiệu quả.
Kể chuyện từ những cuốn sách vừa đọc
Hình thức kể lại những câu chuyện hoặc bài học ý nghĩa từ những cuốn sách các con đọc cũng tạo nên hứng thú cho trẻ. Từ đó, khơi gợi niềm đam mê khám phá và chia sẻ cùng với mọi người xung quanh.
Rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ ngay từ bậc học mầm non
Ở độ tuổi mầm non, trẻ bắt đầu hình thành những thói quen sống. Chính những thói quen này sẽ là nền tảng để định hình tương lai của mỗi đứa trẻ. Chính vì thế, phụ huynh nên rèn cho con những thói quen tốt ngay từ những năm tháng đầu đời.
Trường mầm non chính là một trong những môi trường có ảnh hưởng lớn đến thói quen của trẻ. Tại Trường mầm non Việt Anh, phương pháp học tập chủ động được áp dụng để học sinh hình thành lối sống chủ động, có kế hoạch ngay từ nhỏ.
Bên cạnh đó, nhà trường còn áp dụng chương trình Leader In Me được xây dựng và phát triển bởi tổ chức Franklin Covey. Nhờ đó, học sinh được học và áp dụng 7 thói quen hiệu quả trong cuộc sống, làm nền tảng để xây dựng những giá trị tốt đẹp trong suốt cuộc đời.
>> Top 3 Trò Chơi Phát Triển Kỹ Năng Hiệu Quả Cho Trẻ Mầm Non