Trí thông minh của trẻ được thừa hưởng từ bố hay mẹ, hay do chính cách nuôi dưỡng, giáo dục? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết này.
Trí thông minh của trẻ là do nguyên nhân nào quyết định?
Nhiều người vẫn chưa biết trí thông minh của con là do gen của bố hay của mẹ quyết định. Có người cho rằng do bố, cũng có người cho rằng do mẹ. Vậy câu trả lời nào là chính xác nhất?
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ số thông minh của một đứa trẻ chủ yếu được di truyền từ mẹ. Nếu một người mẹ có trí tuệ thì khả năng cao sẽ sinh ra một đứa trẻ thông minh.
Bởi người mẹ đóng góp nhiễm sắc thể X. Trí tuệ của con người lại tập trung chủ yếu ở nhiễm sắc thể X. Người phụ nữ có tới 2 nhiễm sắc thể X, trong khi nam giới chỉ có 1. Điều này cũng cho thấy, con trai sẽ thừa hưởng trí thông minh của mẹ là chủ yếu. Còn con gái thì được hưởng cả bố lẫn mẹ, nhưng chịu ảnh hưởng của bố nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền chỉ quyết định một phần trí tuệ của 1 người. Điều quan trọng vẫn phụ thuộc vào cách nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ khi còn nhỏ.
Cách nuôi dạy con trở nên thông minh, tài trí
1/ Rèn luyện cho con những thói quen tích cực khi con còn nhỏ
Nhà tâm lý học người Mỹ William James đã nói: “Gieo một hành động gặt một thói quen, gieo một thói quen gặt một tính cách, gieo một tính cách gặt một số phận”.
Cách này rất hữu ích đối với một đứa trẻ. Những thói quen tích cực như: đọc sách, vẽ tranh, chăm chỉ tập thể dục, sắp xếp đồ đạc… là những cách đơn giản khiến con trở thành một người thông minh.
Việc tiếp thu kiến thức mới mẻ giúp con không tụt hậu, duy trì thói quen gọn gàng, ngăn nắp giúp con trở thành một người làm việc có hiệu quả trong tương lai…
2/ Làm gương cho con
Cùng với giáo dục nhà trường và xã hội, giáo dục gia đình chiếm phần quan trọng cao trong việc nuôi dạy con phát triển thành tài.
Cha mẹ hòa thuận, hạnh phúc, tỷ lệ con cái thành công sẽ cao hơn. Cần trở thành một tấm gương sáng để con cái học tập và noi theo. Vì gia đình là nơi mà một đứa trẻ được sinh ra và trưởng thành. Ở đó, những hành vi, lời nói của cha mẹ sẽ tác động sâu sắc đến cảm xúc, nhận thức của con ở hiện tại và trong tương lai.
3/ Dạy con chú trọng vào quá trình chứ không phải là kết quả
Với những suy nghĩ, nhận thức non nớt của trẻ nhỏ, chúng thường quan tâm đến kết quả của một công việc, cuộc thi nào đó. Tuy nhiên, khi con thất bại, con dễ thất vọng, tự ti… điều này ảnh hưởng rất nhiều đến con trong tương lai.
Các bậc cha mẹ nếu cỗ vũ, động viên con và giúp con hiểu quá trình và sự nỗ lực là quan trọng nhất. “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Nếu con thất bại, con đã có kinh nghiệm, con chỉ cần đứng dậy và làm lại ở lần sau.
4/ Cho con hoạt động ngoài trời
Nhiều phụ huynh có thói quen hạn chế cho trẻ vui chơi bên ngoài. Bởi một số suy nghĩ như: sợ con bị bệnh, sợ con lạc… Tuy nhiên, bao bọc con trong nhà quá mức sẽ sinh ra những vấn đề nghiêm trọng.
Trẻ ở trong nhà nhiều dễ bị nghiện game, nghiện xem tivi, Ipad… Sức khỏe yếu ớt hơn. Vì thế, cha mẹ nên để con thường xuyên vui chơi bên ngoài, được tiếp xúc nhiều với nắng gió, chơi các trò chơi vận động. Điều này giúp con khỏe mạnh và được tìm hiểu thế giới xung quanh.
>> Top Những Kỹ Năng Xã Hội Quan Trọng Giúp Trẻ Phát Triển Trong Tương Lai