Quá coi trọng vật chất sẽ khiến một đứa trẻ hình thành tính cách tham lam. Dưới đây là 4 cách nuôi dạy để con không trở thành người coi trọng vật chất.
Những đứa trẻ có ham muốn với tiền bạc ngay từ nhỏ, dễ định hình rằng: vật chất là quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Điều này khiến chúng trở nên tham lam, ích kỷ hơn, dễ coi thường người nghèo… Từ đó để lại những quan điểm sai lệch về giá trị cuộc sống ngay cả khi chúng lớn lên.
Vì thế, giáo dục con không nên coi trọng vật chất là điều vô cùng cần thiết. Các chuyên gia giáo dục cũng đã đưa ra một số phương pháp giúp các bậc phụ huynh có thể giúp con trong vấn đề này.
1/ Thay đổi suy nghĩ và niềm tin của con ngay từ khi còn nhỏ
Thông thường, các bậc phụ huynh hay yêu cầu con phải chăm chỉ học tập, học giỏi thì mới dễ dàng kiếm tiền và trở nên giàu có. Điều này vô tình tạo cho con một suy nghĩ “tiền” đóng một vai trò quan trọng.
Suy nghĩ đó có vẻ không sai, nhưng trong cuộc sống vẫn còn nhiều thứ đáng quý hơn tiền bạc, vật chất. Chính vì vậy, cha mẹ nên trang bị kiến thức, để con có thể đối diện với những thách thức của thế giới người lớn và cuộc sống thực một cách chủ động.
Rất khó để khiến nhiều phụ huynh dạy con rằng có một cuộc sống bình thường không phải là điều xấu. Miễn là đứa trẻ có công việc có ý nghĩa để làm, một người để yêu thương và một lý tưởng để phấn đấu, điều đó mới là quan trọng.
2/ Dạy con về sự biết ơn
Những đứa trẻ biết bày tỏ lòng biết ơn thường trở nên ít thực dụng, đề cao vật chất hơn. Chúng cũng thể hiện sự tử tế, hào phóng đối với người khác và cảm thấy tích cực về bản thân. Lòng biết ơn bảo vệ trẻ khỏi căng thẳng và trầm cảm theo thời gian.
Cha mẹ có thể dạy con biết ơn từ những việc nhỏ nhặt nhất, như: cảm ơn mẹ vì đã nấu ăn cho con, cảm ơn ba đã giúp con, cảm ơn những người lớn xung quanh…
3/ Dạy con biết sẻ chia – nuôi dạy để con không trở thành người coi trọng vật chất
Sự sẻ chia, giúp đỡ người khác là một trong yếu tố kìm hãm sự tham lam, ích kỷ của đứa trẻ. Các con cần được dạy về cách chia đồ chơi, quà bánh cho bạn bè; chia sẻ công việc với cha mẹ…
Điều này giúp đứa trẻ hình thành một tính cách ấm áp, trở thành một người có tấm lòng vị tha, rộng lượng.
Thực tế, những đứa trẻ như thế ít bị hấp dẫn quá nhiều bởi vật chất. Chúng biết trân trọng vật chất, nhưng sẵn sàng nhường cho người thiếu thốn hơn mình. Một trong những đức tính đáng quý mà đứa trẻ nào cũng nên trau dồi.
4/ Coi việc nhà là hoạt động hằng ngày
Nhiều bài báo từng viết về lợi ích của việc khuyến khích trẻ em làm việc nhà. Nó không chỉ giúp dạy trẻ kỹ năng sống mà còn giúp hình thành lòng tự trọng, ý thức làm chủ và trách nhiệm với gia đình, bản thân.
Từ đó, các con ý thức được gia đình là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người, chứ không phải là vật chất.
Thông qua việc giao cho trẻ làm việc nhà, các con đóng góp vào hạnh phúc của gia đình bằng cách hỗ trợ cha mẹ.