Bướng bỉnh, tự tiện, tò mò, ăn vạ, … là những biểu hiện thường thấy ở trẻ khi bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất.
Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu?
Đây là một trong 8 giai đoạn phát triển của đời người, theo “Lý thuyết về sự phát triển Tâm lý xã hội” của nhà Tâm lý học người Đức Erik Erikson.
Khi đến độ tuổi này, trẻ sẽ trải qua một giai đoạn khủng hoảng tâm lý. Điều này gây ra sự bối rối và lo lắng cho không ít phụ huynh. Đặc biệt là những người lần đầu trải nghiệm làm cha mẹ.
Giai đoạn khủng hoảng này của trẻ thường kéo dài từ nửa sau của tuổi lên 3 đến nửa đầu của tuổi lên 4 với mức độ và cường độ khác nhau. Vì mỗi trẻ có thể chất, tình cảm, sự phát triển khác nhau.
Trái ngược với thời kỳ ổn định, giai đoạn khủng hoảng này thường không kéo dài, thậm chí có thể chỉ xảy ra trong một vài tháng.
Vậy đâu là những dấu hiệu của thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3?
- Tự tiện và tò mò: trẻ tự quyết định làm việc gì đó mà không cần đến sự đồng ý của cha mẹ.
- Ăn vạ: trẻ thường có biểu hiện phản kháng, khóc lóc, đập phá đồ đạc, thậm chí tự làm mình bị thương để có được một thứ gì đó mà trẻ mong muốn.
- Ích kỷ: Trẻ tỏ ra ích kỷ và muốn giữ lấy mọi thứ xung quanh, không muốn chia sẻ với bất kỳ ai.
- Bướng bỉnh: trẻ thường không nghe lời, phản kháng lại các quy tắc, hướng dẫn của người lớn.
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tâm lý cho trẻ ở độ tuổi mầm non
Để tìm ra được giải pháp xử lý tình trạng “khẩn cấp” này, có lẽ trước tiên phụ huynh cần phải tìm hiểu các nguyên nhân gây ra khủng hoảng cho trẻ. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn phát triển này.
Ở độ tuổi mầm non là một giai đoạn khá đặc biệt. Lúc này, trẻ muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ.
Ở giai đoạn này, trí não trẻ đã phát triển rất nhiều và bắt đầu học hỏi mọi thứ về thế giới xung quanh. Chính vì thế, phụ huynh thường đau đầu với “một vạn câu hỏi vì sao” để tìm câu trả lời cho thắc mắc của trẻ.
Và nếu nhận được một câu trả lời mơ hồ, không rõ ràng hoặc không trả lời, trẻ thường có phản ứng chống đối lại bằng cách tự mình thử nghiệm hoặc bướng bỉnh không nghe lời.
Ví dụ, phụ huynh thường cấm con không được sờ vào các vật dụng nguy hiểm như ổ điện hay quẹt gas. Thế nhưng khi trẻ bắt đầu hỏi tại sao thì phụ huynh thường chỉ trả lời rằng làm như vậy là không đúng, nguy hiểm mà không giải thích rõ ràng. Điều này càng kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ.
Giai đoạn này cũng giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành tính cách. Và khi không được cha mẹ hướng dẫn, trẻ có thể hình những thói quen xấu. Chẳng hạn như ăn vạ là phản ứng tức giận của trẻ khi muốn có thứ gì đó. Và nếu phụ huynh thỏa hiệp mà không giải thích cho con hiểu hành vi này là sai thì trẻ sẽ thường xuyên lặp lại thành một thói quen xấu.
Cha mẹ nên làm gì khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 ?
Nuôi dạy con là cả một quá trình nhiều khó khăn nhưng cũng đầy hạnh phúc của mỗi người làm cha mẹ. Và với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, phụ huynh nên có những hiểu biết về tâm lý để có cách giáo dục trẻ phù hợp.
Trong giai đoạn trẻ 3-5 tuổi, nếu hiểu rằng đặc điểm của trẻ là tò mò, khám phá và muốn tìm hiểu về mọi thứ, cha mẹ có thể có những cách ứng xử khác đi mà không gây ra ảnh hưởng xấu đến tính cách của trẻ.
Cha mẹ nên quan tâm trẻ nhiều hơn, chủ động tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi thắc mắc của trẻ. Việc cha mẹ học và chơi cùng con, giúp con trả lời những câu hỏi cũng chính là cách để dạy trẻ nhiều điều:
- Thế giới kì diệu luôn có nhiều điều để khám phá
- Các ý tưởng của trẻ đều quan trọng và có ý nghĩa
- Có nhiều cách để tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề
- Sự tự tin và kiên nhẫn khi tìm hiểu một điều gì đó.
- Kích thích ham muốn học hỏi và khám phá của trẻ
Bên cạnh đó, việc phân tích và chỉ ra những kết quả đối với mỗi hành vi mà trẻ thực hiện cũng giúp trẻ biết phân việc đâu là điều nên hoặc không nên làm. Từ đó hình thành những tính cách và thói quen tốt cho trẻ.
Trên đây là một số dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ. Trường Mầm Non Việt Anh hy vọng rằng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con.
Nguồn: tổng hợp